Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ sử dụng lớp 11

Hướng dẫn các bạn cách soạn bài thực hành về nghĩa của từ sử dụng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản
Để nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng, đồng thòi có ý thức và kĩ năng chuyển nghĩa từ, lựa chọn từ trong các từ đồng nghĩa phù hợp, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thực hành về nghĩa của từ sử dụng.

Câu 1:
a. Trong câu Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.
b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong các trường hợp sau:
lá gan, lá lách, lá phổi…
lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài…
lá cờ, lá buồm
lá cót, lá chiếu, lá thuyền…
lá tôn, lá đồng, lá vàng…
Hãy xác định phương thức chuyển nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết phương thức chuyển nghĩa của từ lá.
Trả lời:
a. Trong câu Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc, ý nghĩa của nó là một bộ phận của cây.
b.
Các trường hợp sử dụng
Nghĩa của từ
Cơ sở chuyển nghĩa
Phương thức chuyển nghĩa
Lá gan, lá lách, lá phổi
Bộ phận cơ thể người, động vật có hình dạng giống lá cây
Quan hệ tương đồng
ẩn dụ
Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài,…
Vật bằng giấy, có thể mỏng như lá cây
Quan hệ tương đồng
ẩn dụ
Lá cờ, lá buồm,…
Vật bằng vải, có thể mỏng như lá cây
Quan hệ tương đồng
ẩn dụ
Lá cót, lá chiếu, lá thuyền,…
Vật bằng tre nứa, có thể mỏng như lá cây
Quan hệ tương đồng
ẩn dụ
Lá tôn, lá đồng, lá vàng,…
Vật bằng kim loại, có thể mỏng như lá cây
Quan hệ tương đồng
ẩn dụ

Câu 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, tim…) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.
Trả lời:
- Bạn Quân là một chân hậu vệ chắc chắn trong lớp
- Lớp tôi có nhiều tay đàn ghi ta rất hay
- Nhà nó có đông miệng ăn

Câu 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.
Trả lời:
- Nó đã nếm vị đắng của mối tình đầu
- Câu pha trò nhạt như nước ốc
- Giọng nói chua chat của cái linh

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ:
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.
Trả lời:
- Từ đồng nghĩa với cậy là nhờ, tác giả chọn từ cậy để thể hiện sự tin tưởng của mình đối với Thúy Vân.
- Từ đồng nghĩa với chịu là nhận, tác giả chọn từ chịu thể hiện sự dù không ưng ý nhưng hãy nhận lời.

Câu 5: Đánh dấu  trước từ ngữ thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu sau và giải thích lí do lựa chọn.
a) Nhật kí trong tù /.../ một tâm lòng nhớ nước.
phản ánh
thể hiện
bộc lộ
canh cánh
biểu hiện
biểu lộ
b) Anh ấy không /.../ gì đến diệc này.
dính dấp
quan hệ
can dự
liên hệ
liên can
liên luỵ
c) Việt Nam muốn làm /.../ với tất cả các nuốt trên thế giới.
bầu bạn
bạn hữu
bạn
bạn bè
trả lời:
a. Canh cánh
b. Dính dáng
c. Bạn

Xem thêm: Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
 
  • Chủ đề
    soan bai thực hành về nghĩa của từ sử dụng
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,844
    Bài viết
    467,738
    Thành viên
    339,893
    Thành viên mới nhất
    Gia dụng Việt Anㅤ
    Top