Soạn bài Tình yêu và thù hận lớp 11

Hướng dẫn các bạn cách soạn bài Tình yêu và thù hận của Uy –li-am Sếch –xpia trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản

soan-bai-tinh-yeu-va-thu-han-lop-11.jpg

Tình yêu và thù hận – một vở bi kịch nổi tiếng của Sếch - xpia


Uy –li-am Sếch –xpia là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục Hưng. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiếng bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và niềm vui bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người. Tình yêu và thù hận là một vở bi kịch dựa trên khát vọng xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm.

Câu 1: đoạn trích có 16 lời hội thoại. sáu lời hội thoại đầu có gì khác biệt với những lời hội thoại sau? Hình thức của các lời hội thoại đó?
Trả lời:
Sựu khác biệt giữa sáu lời hội thoại đầu với những lời hội thoại sau:
- 6 lời thoại đầu là giai đoạn độc thoại của hai nhân vật
- 10 lời thoại tiếp theo là giai đoạn đối thoại của hai nhân vật
Hình thức của các lời hội thoại:
- 6 lời hội thoại đầu: từng nhân vật Rô- mê – ô và Giu-li-et độc thoại để bộc lộ tâm trạng của mình, mỗi nhân vật độc thoại 3 lần và xen kẽ nhau.
- 10 lời thoại tiếp theo: mỗi nhân vật có 5 lời thoại, mở đầu là Rô- mê- ô và kết thúc là Giu-li-et

Câu 2: tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô- mê – ô và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch.
Trả lời:
Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô- mê – ô và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:
- Trong lời thoại của Rô- mê – ô: nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu;tôi thù gét cái tên tôi vì nó là kẻ thù của em,….
- Trong lời thoại của Giu-li-et: em sẽ không còn là con cháu nhà ca- chiu- li-ét nữa. chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi…. Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi….

Câu 3: phân tích diễn biến tâm trạng của Rô- mê – ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.
Trả lời:
diễn biến tâm trạng của Rô- mê – ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên:
- Tâm trạng yêu đương bồng cháy, đam mê, ngỡ như không có sức gì cản được của R00-mê-ô khi trèo tường đến dưới cửa sổ phòng ngủ Giu-li-et
- Tìm những lời lẽ đẹp nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngời nhan sắc tuyệt mĩ trời phú cho nàng.
- Tâm trạng của một chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chảy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say,…

Câu 4: lời thoại “ chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi” cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu-loi-et. Phân tích diễn biến nội tâm của Giu-li-et để làm rõ tác giả đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.
Trả lời:
Diễn biến nội tâm của Giu-li-et:
- Yêu Rô-me-ô tha thiết nên nàng chỉ nghĩ đến trở ngại duy nhất là dòng họ, dám từ bỏ dòng họ để đên với tình yêu.
- Ý ngĩa lời độc thoại nội tâm của nàng đã trở đi trở lại nhiều lần với bao day dứt, giằng xé con tim.

Câu 5: chứng minh vấn đề “ tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong 16 lời hội thoại.
Trả lời:
chứng minh vấn đề “ tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong 16 lời hội thoại:
- Vấn đề dòng họ, thái độ kiên quyết của Rô-me-ô: 3/5 lời đối thoại, chàng đã dứt khoát với người yêu: “ tôi sẽ thay tên đổi họ, sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; cũng chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-giu, nếu em không ưa tên họ đó”.
- Tình yêu có sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi trở ngại, hận thù.

Xem thêm: Soạn bài Thực hành về thành ngữ điển cố lớp 11
 
  • Chủ đề
    lop 11 soan bai tình yêu và thù hận
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,844
    Bài viết
    467,738
    Thành viên
    339,894
    Thành viên mới nhất
    tucd
    Top